Quy trình sản xuất vải không dệt đạt chuẩn hiện nay

Túi vải không dệt được biết đến là sản phẩm túi vải môi trường. Loại túi này được làm từ nguyên liệu các hạt nhựa polypropylene mềm mịn và không thấm nước. Quy trình sản xuất túi vải không dệt khoa học, không pha hóa chất độc hại, khả năng bắt màu tốt, do đó in ấn thiết kế cực kỳ ấn tượng, sắc nét. Với độ bền cao, mềm nhẹ, có thể giặt sạch và tái sử dụng, do đó túi vải không dệt được ứng dụng rất phổ biến trong cuộc sống và trong kinh doanh. Dòng sản phẩm này được xem là phát minh mới của công nghệ sản xuất bao bì.

Quy trình sản xuất túi vải không dệt đạt chuẩn

Các giai đoạn sản xuất túi vải không dệt đạt chuẩn hiện nay:

Giai đoạn 1: Tạo sợi vải không dệt bằng phương pháp nung nấu

Khác với các loại vải thông thường, túi vải không dệt được tạo ra từ nhiệt bằng phương pháp nung nấu. Cơ sở sản xuất sẽ nung nấu hạt nhựa PP ở nhiệt độ cao. Sau đó chúng được chuyển sang hệ thống máy tạo lưới để tạo ra các sợi vải.

Giai đoạn 2: Máy cán nhiệt tạo ra vải không dệt

Một số đặc điểm khác biệt cơ bản nhất giữa vải dệt và không dệt là: ở vải dệt người ta dùng những sợi vải để tạo thành vải. Còn ở Vải không dệt thì sử dụng máy cán nóng dưới tác động của nhiệt độ làm các sợi vải thành một mảng phẳng

Hình ảnh sản xuất vải không dệt 
Hình ảnh sản xuất vải không dệt

Giai đoạn 3: Tạo hình vải bằng khuôn

Để hoàn thành túi vải không dệt bằng cách đưa tấm vải không qua khuôn gồm nhiều ô hình tổ ong. Sản phẩm của chúng ta trông giống như các sợi được liên kết theo chiều dọc và ngang đan xen rất chặt chẽ. Thậm chí bạn còn tưởng rằng đây là sản phẩm của phương pháp dệt may. Sau đó, tùy theo nhu cầu khách hàng, chúng được nhuộm màu tạo kiểu khác nhau.

Quy trình may một chiếc túi vải không dệt

Tiếp theo là quy trình may túi vải thông dụng

Bước 1: Kẻ sơ đồ vải

Tùy theo nhu cầu và mong muốn của khách hàng, nhân viên sẽ vẽ sơ đồ trực tiếp lên chất liệu được sử dụng để may túi vải.

Bước 2: Cắt vải

Sau vải được trải nhiều lớp chồng lên nhau, thợ cắt vải tiến hành đặt mẫu vải đã vẽ sơ đồ lên phía trên của chồng vải vừa được trải ra và tiến hành cắt theo đường vẽ mẫu.

Nhiệm vụ của người thợ lúc này là theo dõi và canh sao cho lưỡi dao của máy cắt đi đúng theo đường phấn đã vẻ trên tấm vải vẽ sơ đồ. Đồng thời, trong khi cắt phải cần đặc biệt chú ý và khéo léo để tránh vải bị cắt phạm, cắt xéo, bị xô lệch hay có những tai nạn nghề nghiệp xảy đến với thợ cắt vải.

Thông thường, khi xưởng may quy mô lớn và để đảm bảo cắt nhanh, chính xác, thì vải thường được cắt bằng máy cắt.

Bước 3: May túi vải không dệt

Sau khi vải được cắt ra thành từng bộ phận của túi, những bộ phận cần in hình hoặc thêu sẽ được chọn ra và mang đi in hoặc thêu. Những bộ phận túi sau khi được in hoặc thêu hình, sẽ được chuyển đến bộ phận may để ráp những bộ phận của túi lại với nhau thành một chiếc túi hoàn chỉnh.

may túi vải không dệt đạt chuẩn hiện nay
may túi vải không dệt đạt chuẩn hiện nay

May túi vải không dệt không quá khó như việc may các đồ thời trang, tuy nhiên việc may túi vải không dệt có đòi hỏi những tiêu chuẩn kỹ thuật riêng.

Bước 4: Kiểm tra chất lượng

Nhân viên kiểm tra chất lượng sẽ tiến hành kiểm tra về đường may trên túi xem có được kỹ và đều đẹp hay có bị lỗi gì hay không. Nếu chỉ may bị thừa ra thì cần phải tiến hành thao tác cắt chỉ cho gọn gàng.

Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm

Bộ phận đóng gói tiến hành các thao tác vuốt hoặc là để những chiếc túi được phẳng phiu và không nhàu nhĩ. Sau đó, túi được gấp lại và cho vào bao bì, dán dãn và chuyển giao đến khách hàng đã đặt may túi.

Túi vải không dệt được sản xuất qua nhiều công đoạn, nhiều quy trình khác nhau. Việc bạn lựa chọn túi vải không dệt chính là bạn đang lựa chọn quy trình sản xuất.

Các loại vải không dệt được Vua Đóng Gói tạo ra tùy theo mục đích sử dụng mà có thời gian tồn tại khác nhau, vải dùng một lần hay sử dụng lâu dài. Vải không dệt dành cho các chức năng sử dụng riêng như có khả năng hút nước, chống thấm, có tính co giản, chắc chắn, mềm dẻo, bắt lửa, có khả năng giặt rửa, mềm mại, cách nhiệt, cách âm, lọc khuẩn, chống độc. Bên cạnh đó, vải không dệt còn có thể được tái chế sau khi sử dụng bằng các phương pháp thích hợp góp phần bảo vệ môi trường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Yêu cầu tư vấn



    Đóng

    Chọn 1 ứng dụng để được tư vấn